Trong chương trình phiên họp diễn ra từ ngày 14 - 19/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành thời gian xem xét công tác nhân sự. Nội dung này được bố trí vào chiều 19/3.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh: VGP)
Một nội dung quan trọng khác tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Nội dung này diễn ra trong cả ngày 18/3 và được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri, Nhân dân theo dõi.
Với lĩnh vực tài chính, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc và các thành viên Chính phủ liên quan sẽ trả lời về công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
Việc thẩm định, cấp phép hoạt động của các công ty làm dịch vụ liên quan đến tài chính; việc thực hiện pháp luật đối với hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng cũng là những vấn đề thuộc nhóm nội dung chất vấn.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tài chính sẽ trả lời về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; công tác quản lý giá và việc quyết định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
Với lĩnh vực ngoại giao, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và các thành viên Chính phủ liên quan sẽ trả lời về công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài; tình trạng vi phạm pháp luật của công dân Việt Nam ở nước ngoài và của người nước ngoài tại Việt Nam; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam.
Tư lệnh ngành Ngoại giao cũng trả lời về thực trạng việc triển khai các thỏa thuận song phương, đa phương và giải pháp thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; công tác hỗ trợ mở rộng thị trường hàng hóa xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tránh bị lừa đảo.
Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam với thế giới và việc miễn thị thực nhập cảnh cho công dân các nước vào Việt Nam để phát triển du lịch cũng là các vấn đề chất vấn thuộc lĩnh vực ngoại giao.
Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao còn trả lời về công tác quản lý, sắp xếp, kiện toàn, nâng cao trình độ, năng lực tổ chức bộ máy ngành ngoại giao (kể cả các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài); giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động ngoại giao.
Cũng tại phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo công tác dân nguyện Quốc hội tháng 2; xem xét, quyết định thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập TP Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương; thành lập, sắp xếp các phường thuộc thị xã Gò Công và thành lập TP Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
Anh Văn" alt=""/>Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét công tác nhân sự, chất vấn 2 Bộ trưởngThủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Dâng hương cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng - người học trò xuất sắc, người đồng chí tin cậy, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ sự kính trọng sâu sắc đối với cố Thủ tướng - một chiến sĩ cách mạng vô sản kiên cường; một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt, tiền bối của cách mạng Việt Nam; có công lao to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Suốt cuộc đời với 75 năm hoạt động cách mạng liên tục, 41 năm là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 35 năm là Ủy viên Bộ Chính trị, 32 năm làm Thủ tướng, 10 năm là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có nhiều cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Sự nghiệp của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trải rộng trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đến quốc phòng, an ninh… Đặc biệt là hai lần làm Trưởng đoàn đàm phán tại Fontainebleau, Pháp (năm 1946) và Geneva, Thụy Sĩ (năm 1954), góp phần kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã thể hiện là nhà ngoại giao xuất sắc.
Tận lực cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc với tấm lòng trong sáng, vô tư, khách quan, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng dành được sự yêu mến, kính trọng của các tầng lớp Nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi tình hình đời sống, công tác của thân nhân cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Trong không khí ấm áp của những ngày giáp Tết cổ truyền dân tộc, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi tình hình đời sống, công tác của thân nhân cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng gửi tới toàn thể gia đình lời chúc mừng năm mới sức khỏe, an khang, thịnh vượng; chúc gia đình đón Tết Giáp Thìn 2024 đầm ấm, an vui, hạnh phúc.
Anh Văn" alt=""/>Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương cố Thủ tướng Phạm Văn ĐồngNăm nay, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT tiếp tục cùng Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) lựa chọn đội thi xuất sắc từ cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN” để tham gia tranh tài tại Cyber SEA Game. Khác với những năm trước, năm nay Cục An toàn thông tin và VNISA đã chọn đội giải Nhất vòng Sơ khảo dự thi, thay vì đợi kết quả thi Chung khảo.
Vòng chung kết cuộc thi Cyber SEA Game 2022 vừa diễn ra trong ngày 10/11 tại Bangkok, Thái Lan. Kết quả, đội Việt Nam đã xuất sắc giành ngôi vị Quán quân, xếp sau là đội Singapore về Nhì và đội Thái Lan giành hạng Ba.
Các sinh viên tới từ đội thi KMA.L3N0V0 của Học viện Kỹ thuật Mật mã bao gồm Lê Thế Thắng (sinh năm 2001), Nguyễn Quang Bá (2002), Kỷ Hưng Chiến (2002) và Nguyễn Mạnh Dũng (2003) đã mang về kết quả ấn tượng, khi vượt qua các đội của Thái Lan, Singapore để giành vị trí dẫn đầu Cyber SEA Game năm nay. Đây cũng là lần đầu tiên đội tuyển sinh viên Học viện Kỹ thuật Mật mã được chọn đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi.
Trước đó, đội Pawsitive đại diện Việt Nam đã giành ngôi vị Á quân tại cuộc thi Cyber SEA Game năm 2021. Theo thống kê những năm trước, các đội tuyển của Việt Nam đã giành giải Nhất trong năm 2015, giải Nhì các năm 2019 và 2020 và giải Ba vào các năm 2017, 2018.
Đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho hay:“Thành tích xuất sắc mà các đội sinh viên Việt Nam đạt được không chỉ cho thấy năng lực chuyên môn và kỹ năng của các đội thi mà còn mang ý nghĩa rất lớn đối với ngành an toàn thông tin Việt Nam. Kết quả đáng tự hào này cũng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy công tác giáo dục, đào tạo, phát triển nhân lực để đảm bảo an toàn, an ninh mạng”.
Trao đổi với VietNamNet, ông Khổng Huy Hùng, Phó Chủ tịch VNISA, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN” năm 2022 cho biết, sau 15 cuộc thi được tổ chức, chất lượng các thí sinh năm nay được đánh giá rất cao. Riêng đội KMA.L3N0V0 đến từ Học viện Kỹ thuật Mật mã thể hiện phong độ ổn định, đã giành giải Nhất vòng Sơ khảo và giải Nhì vòng thi Chung khảo.
“Ngôi vô địch mà đội KMA.L3N0V0 vừa đạt được trong cuộc thi Cyber SEA Game 2022 cũng cho thấy trình độ của các sinh viên an toàn thông tin Việt Nam không hề thua kém, thậm chí có phần nhỉnh hơn so với nhiều nước trong khu vực. Điều này giúp chúng ta có thêm tự tin rằng Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để bảo vệ sự thịnh vượng của quốc gia trên không gian mạng”, ông Khổng Huy Hùng chia sẻ.
" alt=""/>Việt Nam lần 2 vô địch cuộc thi kỹ năng an toàn thông tin Cyber SEA Game 2022